Thứ 7, 30/4/2016 7:24 (GMT+7)
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

HỘI ĐỒNG CẤP KHOA - BỘ MÔN ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN: “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY”

     Với phương châm tạo ra nhiều: “sân chơi bổ ích” và cơ hội cho sinh viên phát triển tư duy sáng tạo, nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học… Vào lúc 13 giờ 30, ngày 26 tháng 4 năm 2016, tại Phòng Hội thảo - Cơ sở 1, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II đã tổ chức họp Hội đồng Đánh giá Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên cấp Khoa - Bộ môn đối với Đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và sự vận dụng của Đảng ta trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” do Sinh viên Võ Thị Ái Tiên là người chịu trách nhiệm chính và CN. Phạm Văn Luận - Phó Tổ trưởng Bộ môn Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn là người hướng dẫn khoa học cho sinh viên thực hiện đề tài đã được thành lập theo Quyết định số 712/QĐ-T39-QLNCKH được Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II ký ngày 21 tháng 4 năm 2016.

     Hội đồng đánh giá Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa - Bộ môn của nhóm sinh viên nghiên cứu và Võ Thị Ái Tiên là sinh viên là chịu trách nhiệm chính đã tiến hành họp với các thành viên có tên sau: TS. Trương Hoài Phương - Trưởng Bộ môn Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn - Chủ tịch Hội đồng, TS. Nguyễn Tốt - Phó trưởng Bộ môn Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn làm Ủy viên phản biện; các Ủy viên Hội đồng gồm: TS. Nguyễn Đức Bằng - Phó trưởng Phòng QLNCKH, ThS. Lê Thị Hồng - Tổ trưởng Bộ môn Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn, ThS. Lê Thanh Đức - Giảng viên Bộ môn Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn, ThS. Trần Thị Thúy Hạnh - Giảng viên Bộ môn Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn và CN. Huỳnh Trung Phong - Cán bộ Phòng QLNCKH làm Ủy viên Thư ký Hội đồng. Bên cạnh đó, tại buổi nghiệm thu, đánh giá đề tài còn có sự hiện diện của Giảng viên Phạm Văn Luận - Phó Tổ trưởng Bộ môn Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn là người hướng dẫn khoa học cho nhóm sinh viên thực hiện Đề tài.

 

Đồng chí Nguyễn Trung Phong - Ủy viên Thư ký Hội đồng thông qua Quyết định thành lập Hội đồng của Hiệu trưởng

Ảnh: Đức Bằng - Phòng QLNCKH, T39

     Theo quy định, tại buổi họp đánh giá đề tài, sinh viên có khoảng 10 phút để trình bày trước Hội đồng về tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài, quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu để thực hiện đề tài cũng như những kết quả nghiên cứu mà đề tài đã đạt được. Sau khi Đồng chí Nguyễn Trung Phong - Ủy viên Thư ký Hội đồng công bố Quyết định của Hiệu trưởng về việc thành lập Hội đồng, Đồng chí Trung tá, TS. Trương Hoài Phương - Chủ tịch Hội đồng mời người hướng dẫn khoa học cho sinh viên thực hiện đề tài, Giáo viên hướng dẫn Phạm Văn Luận - Phó Tổ trưởng Bộ môn Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn phát biểu tóm tắt về quá trình cộng tác giữa Người hướng dẫn khoa học và Nhóm sinh viên thực hiện đề tài. Sau phần trình bày của Người hướng dẫn khoa học, để có cơ sở giúp Đồng chí Chủ tịch Hội đồng đưa ra lời nhận xét, đánh giá và kết luận về những thành quả mà Đề tài đã đạt được cũng như những mặt hạn chế, thiếu sót của Đề tài… Chủ tịch Hội đồng đã mời Đồng chí TS. Nguyễn Tốt - Ủy viên phản biện; các Ủy viên Hội đồng phát biểu, đánh giá về kết quả nghiên cứu của Đề tài…

 

Ảnh 2: Các đồng chí Ủy viên Hội đồng đang nhận, xét, đánh giá kết quả nghiên cứu của Đề tài (Nguồn: Đức Bằng)

 

Ảnh 3: Người hướng dẫn khoa học và Nhóm sinh viên nghiên cứu đề tài

 (Nguồn: Đức Bằng)

     Theo đó, nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá đã được các đồng chí trong Hội đồng trình bày. Tuy nhiên, tổng kết lại, Đồng chí Trung tá, TS. Trương Hoài Phương - Chủ tịch Hội đồng đã kết luận như sau:

     Với kết cấu chính của Đề tài là 2 chương và 6 tiết, Đề tài đã giải quyết được một số vấn đề của đề tài khoa học như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa cũng như sự vận dụng của Đảng ta trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay…

     Đề tài là một công trình nghiên cứu có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn mặc dù vẫn còn những thiếu sót cần chỉnh sửa, bổ sung như: Đề tài chưa viện dẫn được những lý do “xác đáng” để cho thấy việc nghiên cứu đề tài là mang tính cấp thiết, phần mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài trùng nhau cần phải được chỉnh sửa, nhiều công trình nghiên cứu vẫn được trích dẫn trong phần tổng quan về tình hình nghiên cứu mặc dù không nằm trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài, hình thức của Đề tài chưa được trình bày theo đúng quy định chung…

     Tóm lại, trong quá trình nghiên cứu Đề tài, nhóm sinh viên đã tích cực tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, chủ động tham khảo ý kiến của Người hướng dẫn khoa học và những thầy cô giáo có chuyên môn sâu về những vấn đề lý luận liên quan đến Đề tài. Kết quả đánh giá Đề tài đạt điểm trung bình là 9.2 (xếp loại xuất sắc), được đề xuất tham gia xét giải thưởng cấp Trường.

 

Đức Bằng - Phòng Quản lý NCKH, T39

 

  Liên kết Website

  Thống kê

Trực tuyến 554
Tất cả 7,468,300