Thứ 2, 23/11/2015 9:7 (GMT+7)
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRẦN HỒNG LINH THI - CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH, NĂM HỌC 2014 - 2015

     1. Tên đề tài và sinh viên thực hiện

     - Tên đề tài: Giá trị truyền thống của con người Việt Nam và vai trò đối với việc phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay

     - Mã số: SV.2014.T39.25

     - Sinh viên thực hiện:

     + Trần Hồng Linh Thi, lớp: H01S - chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài

     + Lê Cao Tiến, lớp: H01S - tham gia đề tài

     + Nguyễn Phước Đăng Huy, lớp: H01S - tham gia đề tài

     + Phạm Ngọc Tuấn: H01S - tham gia đề tài

     + Huỳnh Anh Tú, lớp: H01S - tham gia đề tài

     - Người hướng dẫn: Trung tá, TS. Trương Hoài Phương

     2. Mục tiêu đề tài

     Làm sáng tỏ các giá trị truyền thống của con người Việt Nam và vai trò đối với việc phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

     3. Đóng góp của đề tài

     - Làm phong phú thêm lý luận và nhận thức về các giá trị truyền thống của con người Việt Nam, các lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, về vai trò của giá trị truyền thống của con người Việt Nam đối với việc phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

     - Đánh giá thực trạng của nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay, của việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong nhân dân, từ đó đưa ra một số đề xuất cụ thể có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

     4. Kết quả đánh giá “Giải thưởng sinh viên NCKH cấp Trường”, năm học 2014 - 2015:

     Xếp loại: “Xuất sắc”

Nhóm sinh viên thực hiện đề tài NCKH: Lê Cao Tiến, Nguyễn Phước Đăng Huy, Trần Hồng Linh Thi, Huỳnh Anh Tú, Phạm Ngọc Tuấn (lớp: H01S).

 

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài NCKH: Trần Hồng Linh Thi (lớp: H01S).

Sinh viên thực hiện đề tài NCKH: Huỳnh Anh Tú (lớp: H01S).

 

Sinh viên thực hiện đề tài NCKH: Lê Cao Tiến (lớp: H01S).

 

Sinh viên thực hiện đề tài NCKH: Phạm Ngọc Tuấn (lớp: H01S).

 

Sinh viên thực hiện đề tài NCKH: Nguyễn Phước Đăng Huy (lớp: H01S).

 

     5. Kết cấu của đề tài

     Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chủ yếu của đề tài được kết cấu thành 2 chương, 6 tiết.                                                

     MỞ ĐẦU

     CHƯƠNG 1. GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM  

     1.1. KHÁI NIỆM TRUYỀN THỐNG VÀ GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG

     1.1.1. Khái niệm truyền thống

     1.1.2. Khái niệm giá trị truyền thống

     1.2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM

     1.2.1. Điều kiện tự nhiên

     1.2.2. Điều kiện lịch sử - xã hội

     1.3. MỘT SỐ GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM

     1.3.1. Chủ nghĩa yêu nước  

     1.3.2. Đại đoàn kết toàn dân tộc  

     1.3.3. Ý thức tự chủ, tự lực tự cường, độc lập tự do

     1.3.4. Tinh thần nhân ái, khoan dung

     1.3.5. Tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm

     1.3.6. Tinh thần mong muốn cuộc sống bình dị, yên ổn trong hoà bình, đề cao các giá trị văn hoá làng xã, dòng họ, gia đình

     1.3.7. Tinh thần nhẫn nại, chịu đựng, giản dị, khiêm tốn, chất phác, thật thà 

     1.3.8. Tinh thần lạc quan, yêu đời

     CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỀN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY

     2.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY

     2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực

     2.1.2. Tình hình nguồn nhân lực nước ta hiện nay (từ năm 1986 đến nay)

     2.1.3. Phát triển nguồn nhân lực - nhân tố phát triển quyết định thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

     2.1.4. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay

     2.2. VAI TRÒ CỦA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC HIỆN  NAY

     2.2.1. Giá trị truyền thống của con người Việt Nam là cội nguồn để phát triển nguồn nhân lực

     2.2.2. Giá trị truyền thống là động lực tạo nên sức mạnh tinh thần và bản lĩnh hành động của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển      

     2.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ GÓP PHẦN GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY

     2.3.1. Việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của con người Việt Nam phải gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

     2.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các giá trị truyền thống của con người Việt Nam  

     2.3.3. Thường xuyên quan tâm, tạo lập môi trường xã hội lành mạnh, đấu tranh chống nguy cơ xói mòn các giá trị truyền thống của con người Việt Nam

     2.3.4. Đảm bảo tính đa dạng, phong phú của các giá trị truyền thống, nhưng phải hướng đến hoàn thiện nhân cách con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

     2.3.5. Tiếp tục tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới nhằm đổi mới và nâng cao các giá trị truyền thống của con người Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

     KẾT LUẬN

 

Đỗ Dũng - Phòng Quản lý NCKH, T39

  Liên kết Website

  Thống kê

Trực tuyến 882
Tất cả 7,687,048