THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẶNG TOÀN HIẾU - CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH, NĂM HỌC 2014 - 2015
1. Tên đề tài và sinh viên thực hiện
- Tên đề tài: Biện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại trong luật Hình sự Việt Nam
- Mã số: SV.2014.T39.16
- Sinh viên thực hiện:
Đặng Toàn Hiếu, lớp: H01S - chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài
- Người hướng dẫn: Đại úy, ThS. Nguyễn Mạnh Long
2. Mục tiêu đề tài
Làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận về biện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại theo pháp luật hình sự Việt Nam, xác định tới những bất cập trong thực tiễn áp dụng nó trên thực tế để đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện chế định trong thời gian tới.
3. Đóng góp của đề tài
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận cơ bản về biện pháp tư pháp trả lại tài sản sửa chữa hoặc bồi thương thiệt hại.
- Là một biện pháp hình sự có tính chất dân sự, có vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong một vụ án hình sự có vấn đề dân sự xảy ra, nhằm hổ trợ hình phạt, giải quyết triệt để các vấn đề dân sự phát sinh trong vụ án hình sự, góp phần đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay.
4. Kết quả đánh giá “Giải thưởng sinh viên NCKH cấp Trường”, năm học 2014 - 2015
Xếp loại: “Tốt”
Sinh viên thực hiện đề tài NCKH: Đặng Toàn Hiếu (lớp: H01S).
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chủ yếu của đề tài được kết cấu thành 2 chương, 6 tiết.
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRẢ LẠI TÀI SẢN, SỬA CHỮA HOẶC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRẢ LẠI TÀI SẢN SỬA CHỮA HOẶC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.2. Khái niệm về biện pháp tư pháp trả lại tài sản sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại
1.1.3. Đặc điểm và ý nghĩa của biện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại
1.2. CHỦ THỂ YÊU CẦU, CHỦ THỂ ÁP DỤNG VÀ ĐỐI TƯỢNG BỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRẢ LẠI TÀI SẢN, SỮA CHỮA HOẶC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
1.2.1. Chủ thể có quyền yêu cầu
1.2.2. Chủ thể áp dụng biện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại
1.2.3. Đối tượng bị áp dụng biện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại
1.3. NỘI DUNG BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRẢ LẠI TÀI SẢN, SỬA CHỮA HOẶC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
1.3.1. Biện pháp trả lại tài sản, sửa chữa tài sản
1.3.2. Biện pháp bồi thường thiệt hại
1.4. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRẢ LẠI TÀI SẢN, SỮA CHỮA HOẶC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRẢ LẠI TÀI SẢN, SỬA CHỮA HOẶC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH, NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRẢ LẠI TÀI SẢN, SỮA CHỮA HOẶC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
2.2. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC KHI ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRẢ LẠI TÀI SẢN, SỮA CHỮA HOẶC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
2.2.1. Thiếu văn bản hướng dẫn cho một số trường hợp cụ thể
2.2.2. Quy định về chủ thể bị áp dụng, điều kiện áp dụng biện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại và định hướng hoàn thiện
2.2.3. Những bất cập về chủ thể bị áp dụng và điều kiện áp dụng biện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại và định hướng hoàn thiện
2.2.4. Bất cập khi quy định mức bồi thường tối đa đối với thiệt hại về tinh thần và định hướng hoàn thiện
2.2.5. Khó khăn trong việc chứng minh thiệt hại và xác định mức thiệt hại và định hướng hoàn thiện
2.2.6. Hạn chế xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và đề xuất hoàn thiện
KẾT LUẬN
Đỗ Dũng - Phòng Quản lý NCKH, T39