Thứ 2, 9/11/2015 8:23 (GMT+7)
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN VÕ THỤY NGỌC NGÂN - CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH, NĂM HỌC 2014 - 2015

     1. Tên đề tài và sinh viên thực hiện

     Tên đề tài: “Tội cướp giật tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Lý luận và thực tiễn

     - Mã số: SV.2014.T39.19

     - Sinh viên thực hiện:

     + Võ Thụy Ngọc Ngân, lớp: H01S - chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài

     + Nguyễn Mạnh Toàn, lớp: H01S - tham gia đề tài

     + Nguyễn Minh Duy, lớp: H01S - tham gia đề tài

     + Trần Thanh Tiên, lớp: H01S - tham gia đề tài

     - Người hướng dẫn: Đại úy, ThS. Phạm Văn Trung

     2. Mục tiêu đề tài

     Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự của tội cướp giật tài sản và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về tội phạm này, rút ra được những khó khăn, vướng mắc. Từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội cướp giật tài sản trong thực tiễn.  

     3. Đóng góp của đề tài

     - Là một công trình khoa học vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản vào thực tiễn.

     - Góp phần hoàn thiện lý luận về tội cướp giật tài sản dưới góc độ Luật Hình sự.

     - Có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo, hướng dẫn học tập và nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự về tội “Cướp giật tài sản”. Đặc biệt, là trong các Trường CAND. Ngoài ra, các lực lượng khác liên quan cũng có thể sử dụng tham khảo, nghiên cứu thêm, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản.

     4. Kết quả đánh giá “Giải thưởng sinh viên NCKH cấp Trường”, năm học 2014 - 2015

     Xếp loại: “Tốt”

 

Nhóm sinh viên thực hiện đề tài NCKH: Nguyễn Minh Duy, Nguyễn Mạnh Toàn, Võ Thụy Ngọc Ngân, Trần Thanh Tiên (lớp: H01S).

Ảnh: Đỗ Dũng - Phòng Quản lý NCKH, T39

     5. Kết cấu của đề tài

     Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chủ yếu của đề tài được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.  

     MỞ ĐẦU

     CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI  SẢN

     1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN

     1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của tội cướp giật tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam

     1.1.2. Khái niệm

     1.1.3. Dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản

     1.2. PHÂN BIỆT TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN VỚI MỘT SỐ TỘI KHÁC TRONG NHÓM CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU

     1.2.1. Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội cướp tài sản

     1.2.2. Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

     1.2.3. Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội trộm cắp tài sản

     1.2.4. Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

     CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT  HÌNH SỰ VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN

     2.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN

     2.2. KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN

     2.2.1. Kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về tội cướp giật tài sản

     2.2.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội cướp giật tài sản

     KẾT LUẬN

 

Đỗ Dũng -  Phòng Quản lý NCKH, T39

  Liên kết Website

  Thống kê

Trực tuyến 701
Tất cả 7,686,865