Thứ 5, 28/9/2023 17:10 (GMT+7)
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

HỘI THẢO “PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỮ LIỆU VỀ DÂN CƯ, ĐỊNH DANH VÀ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”

      Ngày 25/9/2023, Khoa Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Trường Cao đẳng CSND II tổ chức hội thảo khoa học: “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Đồng chí Thượng tá Nguyễn Thị Thanh - Trưởng khoa, Chủ trì buổi Hội thảo.

Lãnh đạo, giáo viên Khoa QLHC tham dự hội thảo

     Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 06). Đây là đề án quan trọng, đột phá để thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn. Qua hơn một năm rưỡi thực hiện, Đề án đã mang lại những kết quả tích cực bước đầu làm tiền đề cho việc triển khai nhiệm vụ cho các năm tiếp theo. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn gặp nhiều vướng mắc trong thực hiện Đề án 06 tại các bộ, ngành, địa phương như: Pháp lý, hạ tầng công nghệ, dịch vụ công, nguồn lực triển khai Đề án... Do đó, cần nghiên cứu, phân tích, chỉ ra những vấn đề, thách thức đang cản trở Đề án 06, từ đó xác định những nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thách thức đặt ra, gắn với trách nhiệm, lộ trình thực hiện cụ thể của từng đơn vị.

Đồng chí Thiếu tá Trần Thủy Dương – Phó Trưởng khoa, điều hành tham luận

     Tại buổi Hội thảo, các đại biểu đã đi sâu phân tích, đánh giá các quy định làm căn cứ pháp lý thực hiện Đề án 06; đánh giá về tầm quan trọng, thực trạng công tác thực hiện Đề án 06 và những thuận lợi, khó khăn, tồn tại, vướng mắc; kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 của Bộ Công an, Cục C06, Công an các đơn vị địa phương và các cơ quan, ban ngành có liên quan. Từ đó, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án 06 nói riêng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ANTT nói chung trong tình hình mới.
     Kết luận Hội thảo, đồng chí Thượng tá Nguyễn Thị Thanh - Trưởng khoa đã nhấn mạnh tầm quan trọng và tính tất yếu của của việc thực hiện Đề án 06 trong giai đoạn hiện nay; đánh giá cao các ý kiến tham luận của đại biểu tham dự. Đồng chí đề nghị giáo viên trong Khoa cần nghiên cứu, tiếp thu những kiến nghị, đề xuất có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng công tác, chủ động chuyển đổi trạng thái làm việc, ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào hoạt động công tác, nâng cao chất lượng giảng dạy học viên chuyên ngành QLHC về TTXH.
Đình Thanh - K. QLHC

  Liên kết Website

  Thống kê

Trực tuyến 650
Tất cả 7,468,397