Thứ 3, 10/12/2019 16:29 (GMT+7)
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

HỘI THẢO ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ: “QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT HÌNH SỰ CÔNG AN HUYỆN VỚI CÔNG AN XÃ TRONG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ”

     Sáng ngày 27/11/2019, tại Phòng họp Ban giám hiệu (cơ sở 1), Khoa CSHS đã tổ chức Hội thảo Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ “Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát hình sự Công an huyện với Công an xã trong phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ”, mã số: BC.2018.T39.35 do đ/c Thượng tá, ThS. Nguyễn Xuân Hà làm chủ nhiệm.

        Hội thảo do đ/c Đại tá, NGƯT, TS. Nguyễn Văn Hùng - Phó Hiệu trưởng phụ trách Nhà trường chủ trì, đại biểu tham dự Hội thảo gồm: đ/c Đại tá, NGƯT, ThS. Nguyễn Văn Hạnh - Phó Hiệu trưởng; đ/c Đại tá, TS. Nguyễn Duy Chính; đ/c Thượng tá, TS. Đỗ Văn Hiền; đ/c Thượng tá, TS. Huỳnh Văn Em; đ/c Thượng tá, TS. Phan Tiến Anh; đ/c Trung tá, TS. Vũ Duy Công và các đồng chí lãnh đạo Công an các tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ như: đ/c Thượng tá Lê Thanh Tùng - Phó Trưởng phòng CSHS, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; đ/c Thượng tá Trần Anh Chiến - Phó Trưởng Công an huyện Thống Nhất, Công an tỉnh Đồng Nai.

Toàn cảnh buổi Hội thảo đề tài 

        Mở đầu buổi Hội thảo, đ/c Thượng tá, ThS. Nguyễn Xuân Hà - Chủ nhiệm đề tài đã trình bày tóm tắt quá trình nghiên cứu, thực hiện thực hiện đề tài, những khó khăn, thuận lợi khi tiến hành đề tài.

        Trong những năm qua trên địa bàn các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ tội phạm trộm cắp tài sản diễn ra hết sức phức tạp, có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số vụ lẫn tính chất, mức độ hoạt động của các đối tượng. Từ năm 2013 đến năm 2019 trên địa bàn các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ đã xảy ra 34.758 vụ trộm cắp tài sản, trong đó đáng chú ý là tình hình trộm cắp tài sản xảy ra tại các xã vùng nông thôn ngày một chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các vụ phạm tội xảy ra với 12.805 vụ, gây thiệt hại đáng kể đến tài sản của Nhà nước và nhân dân.

       Để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản tại các xã vùng nông thôn các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ, đòi hỏi cần phải tiếp tục hoàn thiện về lý luận cũng như thực tiễn công tác phòng ngừa và đấu tranh với loại tội phạm này. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi lực lượng Cảnh sát hình sự Công an huyện cần tăng cường hoạt động quan hệ phối hợp với Công an xã nhằm phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản tại xã vùng nông thôn các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ. Để khắc phục tình trạng nêu trên, cần phải nghiên cứu, khảo sát, đánh giá toàn diện về mặt lý luận và thực tiễn quan hệ phối hợp giữa Cảnh sát hình sự Công an huyện với Công an xã nhằm phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ; trên cơ sở đó làm rõ những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó làm cơ sở đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp này trong phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trong những năm tới. Chính vì vậy, Ban chủ nhiệm đề tài đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ “Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát hình sự Công an huyện với Công an xã trong phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ”

        Ban chủ nhiệm đề tài đã xác định các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: nghiên cứu cơ sở lý luận về quan hệ phối hợp; khảo sát làm rõ tình hình, đặc điểm có liên quan và thực trạng quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát hình sự Công an huyện với Công an xã trong phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Qua đó dự báo tình hình và đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát hình sự Công an huyện với Công an xã trong phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ trong thời gian tới.

     Các thành viên tham gia Hội thảo đã phân tích, chỉ ra tính cấp thiết của việc nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và đưa ra nhiều ý kiến đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài đặc biệt là trong việc nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát hình sự Công an huyện với Công an xã trong phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đồng thời, cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế của nhiệm vụ khoa học để nhóm tác giả có thể bổ sung, chỉnh sửa nhiệm vụ khoa học được hoàn thiện hơn.

       Sau khi tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên, đồng chí Đại tá, NGƯT, TS. Nguyễn Văn Hùng - Chủ trì buổi Hội thảo đã thay mặt các thành viên tham gia Hội thảo kết luận: Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ được những vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát hình sự Công an huyện với Công an xã trong phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đặc biệt, có thể được sử dụng để làm nguồn tài liệu thiết thực cho việc vận dụng vào công tác thực tế ở các địa phương và giúp ích cho việc học tập, giảng dạy tại các trường Cảnh sát nhân dân. Tuy nhiên, Ban Chủ nhiệm Đề tài Khoa học và Công nghệ cần ghi nhận các ý kiến đóng góp trong buổi Hội thảo để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện đề tài phục vụ nghiệm thu cấp cơ sở.

Đ/c Đại tá, NGƯT, TS. Nguyễn Văn Hùng - Phó Hiệu trưởng phụ trách Nhà trường kết luận tại buổi Hội thảo

Đ/c Thượng tá, ThS. Nguyễn Xuân Hà - Chủ nhiệm đề tài phát biểu tiếp thu và cảm ơn những ý kiến góp trong buổi Hội thảo

        Đồng chí Thượng tá, ThS Nguyễn Xuân Hà đã cảm ơn lãnh đạo Nhà trường, các đồng chí trong Hội đồng Khoa học - Đào tạo T39, các đồng chí là cán bộ thực tiễn thuộc Công an các đơn vị địa các nhà khoa học và đặc biệt là Công an các đơn vị địa phương đã có mặt và đóng góp ý kiến thiết thực cho Ban chủ nhiệm tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện./.

Thượng tá, ThS. Nguyễn Xuân Hà 

                                                 Trung úy, CN. Vũ Mạnh Tuấn

                                                         Khoa Cảnh sát hình sự

 

 

 

  Liên kết Website

  Thống kê

Trực tuyến 1066
Tất cả 7,468,878