NGHIỆM THU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ: “CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN DO BĂNG, NHÓM THỰC HIỆN CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT HÌNH SỰ CÔNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
Vào 09 giờ sáng ngày 27/11/2019, tại phòng họp Ban Giám hiệu (cơ sở 1), Khoa CSHS đã tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Công tác phòng ngừa tội phạm cưỡng đoạt tài sản do băng, nhóm thực hiện của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hồ Chí Minh”, mã số: SC.2018.T39.125 do đ/c Đại úy, ThS. Lê Thanh Nam làm chủ nhiệm.
Hội đồng nghiệm thu do đ/c Đại tá, NGƯT, TS. Nguyễn Văn Hùng - Phó Hiệu trưởng phụ trách Nhà trường làm chủ tịch Hội đồng, đại biểu tham dự nghiệm thu gồm: đ/c Đại tá, NGƯT, ThS. Nguyễn Văn Hạnh - Phó Hiệu trưởng; đ/c Đại tá, TS. Nguyễn Duy Chính; đ/c Thượng tá, TS. Huỳnh Văn Em; đ/c Thượng tá, TS. Phan Tiến Anh; đ/c Trung tá, TS. Vũ Duy Công và các đồng chí giảng viên và thành viên đề tài cùng tham gia.
Mở đầu buổi nghiệm thu, đ/c Đại úy, ThS. Lê Thanh Nam – Chủ nhiệm đề tài đã trình bày tóm tắt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài của Ban chủ nhiệm những khó khăn, thuận lợi khi nghiên cứu.
Toàn cảnh buổi nghiệm thu đề tài
Ban chủ nhiệm đề tài đã xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ lý luận và đánh giá đúng thực trạng công tác phòng ngừa tội phạm cưỡng đoạt tài sản do băng, nhóm thực hiện để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm cưỡng đoạt tài sản do băng, nhóm thực hiện của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở mục tiêu này, Ban chủ nhiệm đề tài đã xác định các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: làm rõ những vấn đề lý luận về tội phạm cưỡng đoạt tài sản do băng, nhóm thực hiện và thực trạng công tác phòng ngừa tội phạm cưỡng đoạt tài sản do băng, nhóm thực hiện của lực lượng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2018; dự báo tình hình tội phạm cưỡng đoạt tài sản do băng, nhóm thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới; đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm cưỡng đoạt tài sản do băng, nhóm thực hiện của lực lượng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Các thành viên tham gia hội đồng nghiệm thu đã phân tích, chỉ ra tính cấp thiết của việc nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và đưa ra nhiều ý kiến đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài đặc biệt là trong việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm cưỡng đoạt tài sản của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế của nhiệm vụ khoa học để nhóm tác giả có thể bổ sung, chỉnh sửa nhiệm vụ khoa học được hoàn thiện hơn.
Sau khi tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên, đồng chí Đại tá, NGƯT, TS. Nguyễn Văn Hùng - Phó Hiệu trưởng phụ trách Nhà trường, Chủ trì buổi Nghiệm thu đã thay mặt các thành viên tham gia Nghiệm thu kết luận: Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ được những vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm cưỡng đoạt tài sản của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, có thể được sử dụng để làm nguồn tài liệu thiết thực cho việc vận dụng vào công tác thực tế ở các địa phương và giúp ích cho việc học tập, giảng dạy tại các Trường Cảnh sát nhân dân. Tuy nhiên, Ban Chủ nhiệm đề tài cần ghi nhận các ý kiến đóng góp trong buổi nghiệm thu để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện đề tài nhằm áp dụng vào thực tiễn.
Đ/c Đại tá, NGƯT, TS. Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng kết luận tại buổi nghiệm thu
Đại diện Ban chủ nhiệm, đồng chí Đại úy, ThS Lê Thanh Nam đã tiếp thu các ý kiến nhận xét của các đồng chí trong Hội đồng nghiệm thu, các đồng chí là cán bộ thực tiễn thuộc Công an các đơn vị địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho nhóm tác giả hoàn thành việc nghiên cứu đề tài nghiên cứu khoa học./.
Đại úy, ThS. Lê Thanh Nam
Thượng úy, CN. Trương Văn Hà
Khoa Cảnh sát hình sự