Thứ 4, 11/9/2019 15:2 (GMT+7)
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

KHOA CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - ĐƯỜNG SẮT TỔ CHỨC SINH HOẠT CHÍNH TRỊ TẠI BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH VÀ CHIẾN KHU RỪNG SÁC CẦN GIỜ

      Ngày 19/8/2019, Khoa Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt – Trường Cao đẳng CSND II, Bộ Công an đã tổ chức cho lãnh đạo, cán bộ, giảng viên tham quan, học tập tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh và Chiến khu rừng sác Cần Giờ.

     Đây là hoạt động về nguồn có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi cán bộ, giảng viên hòa trong không khí tích cực thi đua chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, kỷ niệm 73 năm Cách Mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 02-9, đặc biệt kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống lực lượng CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2019).

     Nằm sâu trong những con phố nhỏ cổ kính và bình yên của Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh dễ dàng nhận ra với những hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngăn “chuồng cọp” được xây dựng đúng kích thước như ở nhà tù Côn Đảo.

Tập thể cán bộ, giáo viên Khoa Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh

     Bước vào bên trong Bảo tàng, mỗi cán bộ, đảng viên như được chứng kiến một lịch sử sống đang dần hiện ra trước mắt: những thước phim tư liệu, những hình ảnh trong Chiến tranh Việt Nam với các chủ đề như lính Mỹ tàn sát, tra tấn, tù đày dân, rải chất độc hóa học, rải bom phá hoại miền Bắc, những hình ảnh lịch sử về Chiến tranh biên giới Tây Nam, Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc,…

Tập thể cán bộ, giáo viên Khoa Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt cùng xem lại những hình ảnh tư liệu tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh

     Rời xa những ồn ào nơi trung tâm thành phố, cán bộ giáo viên được đi phà, khám phá vùng đất Cần Giờ bình yên. Giữa hoang sơ cây rừng, đặc khu Rừng Sác được coi như “căn cứ nổi” của bộ đội đặc công. Tại đây chiến khu Rừng Sác năm xưa được tái hiện bằng những nhà sàn nối tiếp nhau bao gồm: nhà thông tin, nhà bếp, trạm quân y, trung tâm chỉ huy,.. bao quanh tượng đài tưởng niệm gần 900 chiến sỹ đã ngã xuống. Nơi đây đã diễn ra hơn nghìn trận đánh xuất quỷ nhập thần khiến quân địch vô cùng khiếp sợ, khiếp sợ vì sự dũng cảm, mưu trí, tinh thần vượt khó, kiên cường của biết bao con người nơi đây.

     Chuyến đi về nguồn hơn cả một bài học lịch sử. Được hồi tưởng, được xúc động trong các câu chuyện kể về những mảnh đất, những con người giản dị mà anh hùng, mỗi cán bộ giáo viên đều cảm nhận thấy ngọn lửa yêu nước vẫn đang cháy âm ỉ và mãnh liệt trên những vùng đất mình đi qua, trong trái tim những con người anh hùng. Và giữ gìn lịch sử, phát huy truyền thống yêu nước không còn là trách nhiệm của cá nhân ai. Nó bắt nguồn từ những hành động nhỏ và ý thức của mỗi cá nhân trong từng việc làm, từng suy nghĩ. Mỗi cán bộ, giáo viên đều ý thức sâu sắc về tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy, truyền đến cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần vượt mọi gian khó để hoàn thành tốt mọi công việc được giao./. 

Đại úy, Nguyễn Thị Ngọc Mai

Giảng viên, Khoa Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt

  Liên kết Website

  Thống kê

Trực tuyến 812
Tất cả 7,470,002