Thứ 4, 3/4/2019 21:46 (GMT+7)
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

KHOA KỸ THUẬT HÌNH SỰ, TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN II TÔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP KHOA

     Căn cứ chương trình, nhiệm vụ công tác năm học 2018-2019. Khoa Kỹ thuật hình sự, Trường Cao dẳng Cảnh sát nhân dân II tổ chức Hội thảo khoa học cấp khoa với nội dung: “Kinh nghiệm khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi vụ có người chết dưới nước

     Tới dự và chỉ đạo buổi hội thảo có đồng chí Đại tá Trần Kim Diện – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng CSND II. Về phía Phòng Kỹ thuật hình sự (PC09) Công an tỉnh Bình Dương có: Đ/c Thượng tá Trần Minh Triệu – Phó Trưởng phòng, Bác sĩ pháp y Nguyễn Sỹ Anh và Đại úy Nguyễn Thành Yên - Đội trưởng Đội khám nghiệm. Về phía nhà trường có lãnh đạo và toàn bộ giáo viên Khoa Kỹ thuật hình sự, đại diện Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học và đại diện học viên lớp K24H.

Đ/c Trần Xuân Huấn – Giáo viên Khoa KTHS  giới thiệu khách mời tham dự buổi hội thảo

(Ảnh: Minh Nhựt – Khoa KTHS, T39)

     Phát biểu chỉ đạo buổi hội thảo, Đại tá Trần Kim Diện – Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh: Buổi hội thảo được tổ chức nhằm thống nhất một số lý luận cơ bản về khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi vụ có người chết dưới nước; phân tích công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi trong một số vụ có người chết dưới nước của lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bình Dương. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tư thi vụ có người chết dưới nước.

Đ/c Đại tá Trần Kim Diện – Phó Hiệu trưởng phát biểu chỉ đạo buổi hội thảo

(Ảnh: Minh Nhựt – Khoa KTHS, T39)

     Dựa trên tiêu chí đặt ra của hội thảo, đại diện Phòng PC09 Công an tỉnh Bình Dương đã đưa ra những vụ án có người chết dưới nước tiêu biểu thể hiện rõ vai trò của công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi trong việc xác định danh tính nạn nhân và điều tra làm rõ vụ án; chia sẻ những kinh nghiệm về quy trình khám nghiệm hiện trường: Cách đưa tử thi lên bờ, thủ thuật lấy dấu vân tay, cách chụp hình, khám nghiệm tử thi... Các đại biểu và thành viên tham dự đã trao đổi, thảo luận mang lại sự thành công của tọa đàm và đạt được mục tiêu đề ra.

Đại biểu, khách mời tham dự buổi hội thảo

(Ảnh: Hoàng Loan – Phòng QLNCKH)

     Nội dung và kết quả hội thảo sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, đóng góp vào hoạt động xây dựng giáo trình, tài liệu chuyên sâu về kỹ thuật hình sự hay các bài báo khoa học của Trường trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tham dự buổi hội thảo còn giúp các học viên có những hiểu biết thêm về vai trò của khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, tổng quan về áp dụng kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi trong thực tiễn điều tra vụ án có người chết dưới nước. Không những vậy, buổi hội thảo cũng là cơ hội để tăng cường mối quan hệ giữa giáo viên nhà trường và Phòng PC09 Công an tỉnh Bình Dương.

Hoàng Thị Loan

Phòng QLNCKH - T39

  Liên kết Website

  Thống kê

Trực tuyến 506
Tất cả 7,468,253